Khi chọn mua ô tô thì có rất nhiều vấn đề mà bạn cần phải quan tâm, chẳng hạn như: Thiết kế nội thất, ngoại thất, khả năng vận hành, kích thước lẫn các thông số. Trong đó, một trong những thông số quan trọng là chiều dài cơ sở của xe ô tô.
Thế nhưng, khi cập nhật đến có lẽ không phải mọi khách hàng nào cũng hiểu rõ. Chiều dài cơ sở không chỉ là một thông số cơ bản thông thường mà thể hiện rất nhiều ý nghĩa mà người mua cần phải biết nếu muốn sở hữu một chiếc ô tô đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy tìm hiểu thêm các thông tin được chia sẻ dưới đây nhé.
Mục Lục
Chiều dài cơ sở là gì?
Chiều dài cơ sở của ô tô được xem là khoảng cách ở ngay giữa tâm bánh xe trục trước đến tâm bánh xe của trục sau đối với các xe ô tô gồm có 02 trục và 04 bánh thông thường.
Hay nói rõ hơn, chiều rộng cơ sở được xác định bằng chính khoảng cách giữa tâm của 2 vệt bánh xe ô tô tại ngay trên cùng một trục. Kích thước cơ sở của một xe ô tô đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đến kích thước bên trong của khoang hành khách, độ lớn của bán kính vòng quay và cũng như độ ổn định động học xe ô tô.
Điều này cũng tùy thuộc vào từng phân hạng, mức chiều dài cơ sở của các mẫu xe thiết kế hoàn toàn khác nhau. Ngoài ra, chiều dài cơ sở xe còn phụ thuộc vào thiết kế riêng của từng hãng, mục đích sử dụng và cả đối tượng khách hàng mà nhà sản xuất đưa ra để có thể căn cứ vào đó sản xuất.
Khi chọn mua xe ô tô, hầu như chúng ta đều rất quan tâm tới chiều dài cơ sở là gì bởi vì thông số này có ý nghĩa vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến khả năng vận hành, thiết kế dáng xe và độ rộng rãi, thoáng đãng bên trong không gian hành khách.
Chiều dài cơ sở có ý nghĩa gì?
Chiều dài cơ sở là mức thông số mang nhiều ý nghĩa mà người mua cần phải hiểu rõ để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. Ý nghĩa của chiều dài cơ sở như sau:
Đối với không gian của khoang hành khách xe:
Mức chiều dài cơ sở ở con số càng lớn thì khung gầm của xe càng dài, khoang hành khách sẽ càng rộng rãi. Điều này chứng tỏ, khi ra quyết định lựa chọn mua một dòng xe ô tô nào đó, bạn cần phải so sánh giữa các mẫu trong cùng phân khúc, cùng tầm giá tiền, nếu nếu bạn muốn đạt được sự thoải mái cũng như độ rộng rãi trong khoang nội thất thì nên ưu tiên chọn cho mình mẫu xe có chiều dài cơ sở lớn hơn.
Chúng ta thường nghĩ rằng, khoang hành khách của xe ô tô và kích thước, hay nói cụ thể là chiều dài cơ sở sẽ không liên quan với nhau. Thế nhưng, bất kì hãng xe ô tô nào khi sản xuất cũng tính toán một mức chiều dài tương ứng với không gian khoang hành khách, cân bằng với toàn bộ thân hình xe.
Xét đến khả năng vận hành của xe ô tô:
Ngoài độ rộng của khoang hành khách thì chiều dài cơ sở còn ảnh hưởng trực tiếp tới độ lớn bán kính vòng quay và độ ổn định động học của xe ô tô. Tùy thuộc vào từng phân hạng xe hay còn gọi là dáng xe, từng điều kiện địa hình hay vận tốc di chuyển,… Từ đó, chiều dài cơ sở và các kích thước liên quan cũng sẽ được nhà sản xuất có cách tính toán sao cho phù hợp nhất.
- Về điều kiện địa hình: Với những chiếc xe được sản xuất với mục đích để có thể vận hành trên những điều kiện địa hình phức tạp, gồ ghề, khó khăn thì phải có chiều dài cơ sở ngắn để giảm được khoảng cách giữa các trục tới vị trí của trọng tâm xe. Từ đó sẽ giúp cho xe có độ linh hoạt cũng như khả năng di chuyển cao hơn nhờ các góc giới hạn lật ngang hay dọc lớn hơn. Ngoài ra, chiều dài cơ sở ngắn khi được kết hợp cùng khoảng sáng gầm xe cao thì sẽ khiến cho các góc tiếp cận và góc vượt đỉnh dốc tăng lên, không còn khó khăn đối với bất kỳ loại địa hình nào.
- Tốc độ: Khi một chiếc xe được xác định là thường xuyên vào cua gắt và vận hành với tốc độ cao thì bạn cần lựa chọn xe có chiều dài cơ sở lớn hơn. Đồng thời, khoảng sáng gần cũng phải được hạ thấp để giúp kéo dài khoảng cách giữa các trục bánh xe tới trọng tâm xe. Với sự thiết kế này của hãng, khi xe phải tăng hoặc giảm tốc độ một cách đột ngột thì momen chống lật cũng sẽ tăng đáng kể, điều này sẽ góp phần giúp xe có thể bức tốc hoặc hãm tốc một cách vững vàng và mượt mà hơn. Ngoài ra, phần thân xe cũng sẽ ổn định hơn khi có trọng tâm thấp và có hệ số khí động học sẽ tốt hơn để giúp tăng cao khả năng bám đường. Chính vì vậy, đối với những mẫu xe đua luôn được hãng thiết kế gầm xe và trọng tâm thấp hơn so với các mẫu xe thông thường để đảm bảo được mức cản gió thấp nhất nhằm đạt được vận tốc cao nhất.
- Dáng xe: Đối với những mẫu xe ô tô có tỷ lệ chiều dài cơ sở so với phần kích thước tổng thể càng lớn thì điều này chứng tỏ không gian khoang hành khách rộng hơn. Tuy nhiên điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành.
Hướng dẫn tính chiều dài cơ sở của xe ô tô đơn giản nhất:
Chiều dài cơ sở được xem là đoạn A trong ảnh bên dưới. A được tính bằng khoảng cách ở giữa trục trước tới phần trục sau, hay nói dễ hiểu hơn là tâm của bánh trước tới tâm của bánh sau cùng hàng. D là mức chiều dài tổng thể tính bằng: D = A + B + C.
Mục đích chiều dài cơ sở với điều kiện vận hành
Một chiếc xe được hãng thiết kế với mục đích đáp ứng tốt các địa hình phức tạp, gồ ghề thì chắc chắn sẽ có mức chiều dài cơ sở ngắn. Bởi khi chiều dài cơ sở càng ngắn thì khoảng cách của các trục tới vị trí trong tâm sẽ được giảm, từ đó xe sẽ vận hành linh hoạt hơn, các góc giới hạn lật dọc hoặc lật ngang cũng sẽ lớn hơn. Chính vì thế, xe sẵn sàng để chinh phục mọi địa hình hiểm trở, khó khăn.
Tuy nhiên, chẳng hạn mẫu xe đó được xác định sản xuất để đáp ứng nhu cầu vận hành ở tốc độ cao và vào cua gắt thường xuyên thì chiều dài cơ sở sẽ được tăng lên, đồng thời độ cao gầm xe cũng sẽ được hạ thấp, tức là khoảng cách từ các trục bánh xe tới phần trọng tâm càng xa. Ngoài ra, khi chiều dài cơ sở lớn sẽ giúp không gian dành cho hành khách bên trong sẽ được tối ưu, đặc biệt là những mẫu xe sedan hạng sang.
Trên đây là các thông tin cơ bản của chiều dài cơ sở. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ chiều dài cơ sở là gì, ý nghĩa và cách tính chính xác nhất để bạn có thể lựa chọn cho mình một mẫu xe đáp ứng đúng và phù hợp với nhu cầu sử dụng.